Nghệ thuật vẽ sáp ong của người Hmong
Batik là một kỹ thuật trang trí trên vải khá phổ biến của rất nhiều dân tộc. Về cơ bản, nó là kỹ thuật sử dụng sáp ong nóng chảy, vẽ trên mặt vải, che phủ nhũng vị trí muốn giữ lại màu gốc của vải. Tấm vải sẽ được nhuộm với những màu nhuộm nguội và sau cùng được luộc trong nước sôi. Sáp ong tan chảy trong nước sôi sẽ để lộ ra những phần hoa văn được che phủ.
Ở Việt Nam, phụ nữ dân tộc Hmong là những người có kỹ năng điêu luyện trong nghệ thuật vẽ trang trí bằng sáp ong. Có thể thấy các hoa văn batik trên váy, áo, địu trẻ em của nhóm dân tộc này. Mỗi sản phẩm được làm ra đều chứa đựng niềm tự hào và tình yêu của các nghệ nhân.
CRAFT LINK xin trân trọng giới thiệu kỹ thuật vẽ sáp ong của người Hmong ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và người Hmong ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chai, tỉnh Yên Bái.
??̣?? ??̣ ??̀ ?????̂? ???̣̂? ??̃ ??́? ???
+ Vải: có thể là vải cotton hoặc Lanh đã giặt sạch sẽ và được làm phẳng, thường thì được trải trên một tấm ván và vuốt phẳng bằng nanh lợn rừng
+ Bút vẽ: là một dụng cụ đặc biệt có cán bằng tre và đầu bằng hai tấm đồng nhỏ có cạnh tròn và trơn, úp vào nhau để chứa sáp ong nóng bên trong.
+ Sáp ong: loại sáp được khai thác trong rừng.
??̃ ??? ??̆? ??̆̀?? ??́? ???
Sáp ong chỉ có thể dùng để vẽ khi ở trạng thái nóng chảy. Vì vậy khi vẽ sáp ong, người vẽ luôn phải ngồi cạnh một bếp than khói nghi ngút và bát đựng sáp ong luôn để trên bếp than. Họ dùng bút, chấm sáp ong và vẽ các hoa văn theo ý muốn. Các đường nét cơ bản đôi khi đã được đánh dấu sẵn trên nền vải. Sau khi vẽ xong, trông tấm vải cũng đã như một tác phẩm khá cầu kỳ với các hoa văn sáp ong màu nâu vàng trên nền vải trắng.
??̛̉ ??́ ???̀? ??̀ ????̣̂? ???̀?
Xử lý chàm: Thường thì vào mùa khô, cây chàm được thu hoạch và chế biến. Người ta ngâm lá và cành chàm tươi vào nước trong vài ngày, sau đó vớt hết bã ra và bỏ vôi bột vào khuấy kỹ. Bột chàm và vôi sẽ lắng xuống đáy thùng. Khi gạn hết nước đi, phần bột sánh dưới đáy được giữ lại, đó chính là cao chàm. Để chuẩn bị thùng nước nhuộm, người ta dung cao chàm với nước tro bếp đã gạn kỹ, chế thêm rượu và một vài loại lá cây.
Đế có được màu xanh chàm đậm và bền màu, miếng vải phải được nhuộm rất nhiều lần. Sau khi ngâm miếng vải trong nước chàm một lúc, người ta đem phơi nắng cho khô, sau đó lại tiếp tục ngâm và phơi, ngâm và phơi…Chu trình nhuộm có thể kéo dài hang tháng. Thường thì người ta nhuộm chàm vào những tháng có nhiều nắng. Trong quá trình nhuộm, người ta phải rất nhẹ nhàng, cẩn thận vì nếu các phần sáp ong bị nứt, chàm sẽ ngấm vào làm cho hoa văn bị lem và không được nét.
Mỗi nhóm dân tộc có bí quyết xử lý và nhuộm chàm riêng. Việc nhuộm chàm rất cầu kỳ và chàm được coi là “có linh hồn” nên đôi khi cần có những điều kiêng kỵ rất đặc biệt.
???̣? ??̉ ??́? ??? ??̀ ???̀? ????̣̂? ??̉? ???̂̉?
Người ta đun nước sôi và nhúng miếng vải đã nhuôm kỹ vào luộc. Sáp ong sẽ ta chảy dưới sức nóng và bị tách ra khỏi tấm vải. Lúc này các hoa văn trước đây bị sáp ong bao phủ sẽ lộ ra và có màu trắng ban đầu của vải, nổi bật trên nền vải chàm. Người ta sẽ giặt miếng vải cho sạch và phơi khô. Sau đó các miếng vải sẽ được sử dụng để may vào các sản phẩm phù hợp.