Dự án dệt tại thôn Buôn Go.
Buôn Go là một thôn nhỏ, nơi sinh sống của cộng đồng Châu Mạ, với khoảng 218 người dân sống trong 66 ngôi nhà, trong đó có một số nhà dài truyền thống làm từ tre nứa. Tuy làng nằm gọn trong trung tâm thị trấn Đồng Nai thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, nhưng cộng đồng nhỏ người Mạ vẫn lưu giữ được những nét văn hóa rất riêng biệt.
Trước đây, người dân tộc Châu Mạ sống du canh du cư trong vùng rừng núi rộng lớn, làm nương rẫy và săn bắn. Ngày nay vùng đất họ sinh sống đã được quy hoạch phát triển thành vùng kinh tế mới, và dân số chủ yếu là người Kinh. Cộng đồng người Châu Mạ đã định cư lâu dài tại thôn Buôn Go, theo chương trình tái định cư của chính phủ. Họ sinh sống dựa vào nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước và cây ăn quả.
Dự án bảo tồn rừng quốc gia Cát Tiên, với các đối tác bao gồm: Rừng quốc gia Cát Tiên, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, Tổ chức Care International và Craft Link, được sự tài trợ của chính phủ Hà Lan, đã đặt mục tiêu giúp đỡ những phụ nữ Châu Mạ bảo tồn nghề dệt truyền thống và sản xuất các sản phẩm mới để bán trên thị trường. Những thành viên trong dự án được tập huấn các kiến thức về quản lý sổ sách, kỹ năng quản lý cũng như nâng cao khả năng đọc và viết.
Dự án bắt đầu với việc chọn ra 4 người dệt giỏi nhất để đào tạo 20 phụ nữ trong thôn. Họ vẫn giữ nguyên cách dệt truyền thống với loại khung dệt rất thô sơ. Điểm đặc biệt của sản phẩm dệt người Châu Mạ là sự phối hợp của các màu sắc sặc sỡ và các hoa văn độc đáo thể hiện cách nhìn nhận cuộc sống của người dân bản địa.
Thu nhập thêm khi tham gia dự án đã góp phần giảm bớt tình trạng phá rừng và giúp người dân Châu Mạ bảo tồn được môi trường thiên nhiên nơi họ sinh sống.
Nhà dài ở Châu Mạ
Các nhà dài truyền thống thường dài từ 20 đến 40 mét, và là nơi sinh sống của vài gia đình trong cùng một gia tộc. Mỗi gia đình có cửa riêng và bếp lửa riêng để nấu ăn.
gày nay, nhiều người trong thôn muốn sống riêng tư hơn nên họ dựng những ngôi nhà sàn riêng biệt. Khi dựng một ngôi nhà mới, dù theo kiểu nhà dài hay nhà riêng, người Châu Mạ phải mời một thầy cúng để làm Lễ động thổ. Khi ngôi nhà được dựng xong, tất cả mọi người trong thôn được mời đến dự “Lễ mừng nhà mới”.
Cưới hỏi và sinh đẻ
Trẻ em ở Châu Mạ được đặt tên theo họ của mẹ. Khi người mẹ sinh em bé, người chồng sẽ dựng một túp lều gỗ ở tạm thời cách xa ngôi nhà chính của gia đình. Người mẹ sẽ phải sống một mình trong túp lều đó trong 6 ngày nếu sinh con gái, và 7 ngày nếu sinh con trai. Sau thời hạn đó, người mẹ mới được trở về nhà và gia đình sẽ tổ chức lễ đặt tên cho đứa trẻ
Nghề dệt truyền thống ở làng Buôn Go
Phụ nữ Châu Mạ sử dụng loại khung dệt hết sức thô sơ, sợi dọc được mắc vào một hệ thống các thanh ngang, thanh xa nhất được đẩy về phía trước bằng hai bàn chân và toàn bộ hệ sợi dọc được kéo căng bằng một đai buộc vào lưng người dệt. Khi dệt họ ngồi trên sàn nhà tre, một đai vải nối vào khung được buộc chặt au lưng, còn đôi chân luôn phải duỗi thẳng để kéo căng các sợi dệt. Theo truyền thống, người Châu Mạ tự trồng bông, xe sợi và nhuộm bằng các chất liệu tự nhiên.
Các màu nhuộm truyền thống gồm có màu đen lấy từ cây Neiru, màu vàng từ cây Mut, và màu đỏ từ vỏ cây Bosil. Ngày nay, họ mua sợi bông đã nhuộm sẵn của một nhà máy ở huyện Bảo Lộc.
Phụ nữ Châu Mạ dệt tấm chăn (Ol Dal), váy (Oi bul) và khố cho nam giới. Các hoạ tiết trên tấm treo thường có:
– Đồng hồ
– Cái lược (kot)
– Cái ô (Don ju)
– Con chim (Sen)
– Cái bình (dnap)
– Hình người (Chau)
– Người đàn cưỡi ngựa ( Chau ma xe)
– Người trong nhà ( hiu hin ma chau)
– Con trâu để hiến tế trong lễ hội ( Sa pur)
Kho tàng họa tiết ngày càng phong phú với các hoạ tiết mới luôn được bổ sung: hình máy bay trực thăng (a repal), hình ngôi nhà dài với cột ăng ten (hiroto), hình nhà thờ (huu tho)…
Để biết thêm thông tin về dự án này, xin vui lòng liên hệ: